Thứ Năm, 11 tháng 11, 2010

Đồ chơi âm nhạc

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi âm nhạc

Đồ chơi lắp ráp

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi lắp ráp

Đồ chơi trí tuệ

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi trí tuệ

Đồ chơi cầu trượt

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi cầu trượt

Đồ chơi nhà banh

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi nhà banh

Đồ chơi bập bênh

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi bập bênh

Đồ chơi xích đu

Công ty TNHH Đồ chơi Phan Anh Huy chuyên cung cấp đồ chơi xích đu

Lợi ích khi mua đồ chơi cho trẻ

Bằng cách lựa chọn những đồ chơi giúp trẻ phát triển thể chất, khả năng xã hội và trí tuệ, bạn sẽ khuyến khích trẻ học tập thông qua trò chơi. Đồ chơi là công cụ giúp trẻ phát triển tính sáng tạo, xây dựng lòng tự trọng và hợp tác. Dưới đây là một số gợi ý chung khi lựa chọn đồ chơi dành cho trẻ.
   * Tạo điều kiện cho trẻ tự phát hiện ưu điểm của mình thông qua các trò chơi tự khám phá. Những trò chơi mà trẻ tự chơi như búp bê, các bộ đồ chơi khoa học và các bộ nam châm sẽ giúp trẻ học hỏi được những bài học quan trọng về tinh thần trách nhiệm, các giá trị và tôn trọng người khác.
  * Đồ chơi giúp trẻ xây dựng lòng tự tôn như các vật liệu nghệ thuật, các đồ chơi xây dựng theo mẫu và các đồ chơi xây dựng. Các đồ chơi này sẽ giúp trẻ tự tin và xây dựng niềm tự hào khi tạo ra sản phẩm của mình.
    * Đồ chơi giúp bé phát triển trí tưởng tượng như các bộ nấu ăn, và các đồ dùng để bé chơi tưởng tượng. Đó có thể là một bộ hoá trang công chúa hay người nhện mà bé thích.
    * Đồ chơi kích thích trẻ suy nghĩ và suy diễn nhờ vào tính logic nhằm giúp trẻ suy nghĩ độc lập và đưa ra quyết định của mình. Đó là các bộ đồ chơi ghép hình (puzzle), các bộ đồ chơi xây dựng và các bộ đồ chơi rèn luyện trí nhớ (memory games) - đây là bộ đồ chơi gồm các cặp quân bài có hình giống nhau, người chơi úp các quân bài xuống và lật lên từng đôi một để lấy được cặp bài có hình giống nhau (lời người biên dịch).
    * Đồ chơi giúp các thành viên trong gia đình có thể cùng chơi nhằm xây dựng các kỹ năng xã hội và sự gắn kết giữa ccs thành viên trong gia đình. Đó có thể là các bộ đồ chơi như quần áo hoá trang, các môn thể thao, cá ngựa và các ô tô điều khiển bằng pin.
    * Khuyến khích trẻ hợp tác với bạn bè và các bạn cùng trang lứa thông qua đồ chơi. Các kỹ năng giao tiếp nhóm của trẻ sẽ được cải thiện thông qua các trò thể thao, bộ đồ chơi bác sĩ hoặc bộ thí nghiệm hoá học.
    * Các bộ đồ chơi vận động ngoài trời và xe đạp hay xe ba bánh để trẻ đi, chạy, nhảy, leo, trèo giúp trẻ phát triển các cơ bắp lớn và phát triển khả năng giữ thăng bằng.
    * Đồ chơi phối hợp giữa tay và mắt sẽ giúp trẻ phát triển các vận động tinh bởi việc đòi hỏi trẻ phải khéo léo. Đó là các hoạt động như viết, vẽ, ghép hình (puzzle).
    * Đồ chơi hỗ trợ các kỹ năng ngôn ngữ; kích thích trẻ nghe, nói; đồ chơi phát ra các âm thanh để trẻ bắt trước và nghe đó là các dụng cụ âm nhạc đồ chơi, điện thoại đồ chơi.
    * Các đồ chơi dạy trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ ở lứa tuổi tập đi (1 - 3 tuổi) tìm hiểu về môi trường xung quanh thông qua các vật liệu khác nhau, nếm, mùi vì và các hoạt động phát triển giác quan. Đó là đất sáp, các bề mặt khác nhau, các chất liệu vải khác nhau, các hình gối và hình dạng khác nhau.

Lưu ý khi mua đồ chơi cho trẻ

Đồ chơi phù hợp với tuổi thì mới đảm bảo an toàn. Những bé lớn hơn có thể chơi đồ vật nhỏ mà không gây hóc. Ngoài ra, đồ chơi còn phụ thuộc vào nhận thức và kỹ năng của bé tùy từng giai đoạn phát triển.

Gợi ý khác với đồ chơi của bé, từ Allabouttoddler:

2. Cha mẹ có thể cùng tham gia

Hãy chọn mua đồ chơi mà cha mẹ có thể cùng tham gia, giúp bé phát triển những kỹ năng quan trọng như ngôn ngữ, tinh thần hợp tác… Đó có thể là những khối hình nhiều màu, khối hình có gắn chữ, gắn số, bộ đồ xếp hình… Một số đồ chơi phát ra âm thanh, giúp bé học nói và học hát. Đồ chơi với giấy, bút màu, đất sét cũng phù hợp cho cha mẹ khi chơi cùng con.

3. Sách

Sách là đồ chơi giáo dục hợp với bé. Ở giai đoạn mẫu giáo, sách dành cho bé là loại sách tranh, bìa cứng và dày. Nhân vật chủ yếu là động vật, hoa cỏ với tình tiết ngắn, dễ hiểu. Cha mẹ nên đọc sách cho con hàng ngày để bé phát triển ngôn ngữ và tư duy. Ngoài ra, bé còn hình thành thói quen ham đọc và yêu thích sách.

4. Tránh mua quá nhiều

Mua nhiều dẫn tới lãng phí; đồng thời, bé cũng không biết quý trọng đồ chơi. Bạn có thể dành tiền mua đồ chơi yêu thích cho bé vào dịp sinh nhật, lễ Tết… Mỗi một dịp đặc biệt, bạn sẽ chọn được một món đồ hợp với độ tuổi và sở thích của con.

5. Sáng tạo với đồ chơi mang tính chất giáo dục

Bên cạnh đồ chơi về con số, chữ viết… bạn có thể cùng bé thử trồng một cái cây. Qua đó, bé biết được quá trình phát triển của một cái cây bằng cách quan sát và chăm sóc. Hoặc có thể cùng bé may quần áo cho búp bê. Búp bê sẽ hóa thân vào vai bác sĩ, nhà du hành vũ trụ hay vận động viên.

Đồ chơi hoàn thiện ngôn ngữ cho bé yêu

Ngay từ khi lọt lòng, trẻ đã có sự cảm nhận về âm thanh, điều này sẽ tạo tiền đề cho sự hình thành ngôn ngữ về sau. Do đó, ngoài sự trò chuyện, tương tác thường xuyên của cha mẹ thì đồ chơi cũng đóng vai trò bổ trợ rất nhiều cho quá trình học nói của trẻ.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ sẽ khá lúng túng chọn mua đồ chơi cho đứa con bé bỏng của mình, giữa một rừng sắc màu và phong phú các loại đồ chơi bày bán. Bài viết dưới đây xin giới thiệu các loại đồ chơi phù hợp cho từng giai đoạn phát triển ngôn ngữ của bé.

0-6 tháng tuổi: Đây là giai đoạn bé bắt đầu có sự cảm nhận về âm thanh, bé biết quay đầu về phía phát ra tiếng động và lắng nghe rất chăm chú. Tập cho trẻ làm quen với âm thanh bằng các đồ chơi phát ra tiếng như những chiếc lục lạc, những con thú bông xinh xắn có gắn nhạc bên trong hay nhưng âm thanh êm dịu đươc phát ra từ chiếc nôi. Bé sẽ lắng nghe một cách thích thú. Những chiếc đĩa nhạc dành riêng cho trẻ sơ sinh rất có ích để bé có sự cảm nhận về nhịp điệu.
Các con rối tay là một lựa chọn thú vị, cha mẹ có thể vừa giao tiếp với con vừa tập cho trẻ sự liên tưởng về hình ảnh từ âm thanh phát ra.

9-12 tháng tuổi: Thời kỳ này bé đã bắt đầu tập nói, các từ với âm tiết đơn giản đã có thể phát ra từ miệng bé như ba, bà…Tăng cường trò chuyện cùng bé như kể các câu chuyện đơn giản bằng hình ảnh minh họa. Các cuốn sách, từ điển hình ảnh làm bằng chất liệu an toàn, bền đẹp là lựa chọn sáng suốt để bé vừa học, vừa chơi mà không lo sự nghich ngợm hiếu động của con trẻ có thể làm hỏng cuốn sách.

Các loại đàn với tiếng kêu các con thú, giúp bé phát triển đa giác quan: Sờ chạm, nghe, nhìn. Bé có sự liên tưởng về thị giác và thính giác “con vật với hình thù như vậy thì sẽ kêu như thế này”.

Trẻ dưới 1 tuổi là giai đoạn tiền ngôn ngữ rất quan trọng cho các phản xạ ngôn ngữ của bé về sau. Các loại đồ chơi giàu âm thành và hình ảnh là lựa chọn phù hợp.

12-18 tháng tuổi: Đây là giai đoạn phát triển nhanh về ngôn ngữ, bé đã nói được những từ đa âm tiết cũng như cách sử dụng từ, câu để thể hiện ý nghĩ của mình. Tăng cường nhiều đồ chơi và độ khó của trò chơi cho bé giai đoạn này.


Các miếng xếp hình với nhiều hình ảnh khác nhau là lựa chọn thích hợp. Với nhiều cách chơi khác nhau như tìm hai hình giống nhau hay phân loại các nhóm hình cây cối, thú vật, thức ăn…Qua đó bé vừa tiếp thu lời khuyên từ cha mẹ là chơi theo cách nào cũng như phân loại được các nhóm từ ngữ khác nhau. Loại đồ chơi này rất đa dạng, phong phú về chủng loại và chất liệu. Bạn có thể tìm mua ở nhà sách các miếng ghép hình bằng giấy rất vừa túi tiền. Tuy nhiên các miếng ghép bằng gỗ tuy có đắt nhưng bền và an toàn với bé, thời gian sử dụng cũng lâu hơn.

18-24 tháng tuổi: Lúc này đây bé đã nói chuyện khá rành mạnh, đã biết gọi tên các đồ vật thân quen trong gia đình, bắt đầu đặt ra nhiều câu hỏi và mong đợi sự trả lời. Bé đã có thể hiểu được những câu chuyện có tình tiết phức tạp. Đây là giai đoạn bé đã bắt đầu có nhận thức về cuộc sống vì vậy các cuốn sách về khoa học, thiên nhiên giúp cho bé học được những từ khó và xâu chuỗi chúng thành nhiều câu để ra một câu chuyện có nghĩa. Loại sách này thường bán theo bộ, với nội dung và hình ảnh phù hợp cho từng độ tuổi.


Các miếng ghép hình vẫn còn rất có ích cho bé giai đoạn này, chỉ cần thay đổi cách chơi ở cấp độ khó hơn như tìm các hình liên quan đến câu chuyện mà bé vừa nghe mẹ kể. Bé có dịp thực hành ngay câu chuyện vừa nghe, những hình ảnh, từ ngữ sẽ in sâu trong tâm trí bé.

2-3 tuổi: Giai đoạn này bé đã có nhận thức, suy luận, hiểu được “nguyên nhân này thì sẽ gây ra hậu quả thế nào” như trời mưa thì phải mặc áo mưa, không đáng răng sẽ bị sâu răng. Đồ chơi cho sự phát triển ngôn ngữ của bé thời kỳ này không đa dạng, do bé đã có nền tảng cơ bản về ngôn ngữ. Các bậc cha mẹ tìm mua các loại đồ chơi nâng cao khả năng suy luận, phán đoán của bé là phù hợp.

Cho bé chơi tranh ghép hình, từ các miếng ghép nhỏ, ghép thành hình lớn hoàn chỉnh. Đây là trò chơi có độ khó cao, khả năng liên tưởng lớn giúp rèn luyện tư duy cho bé.
Các bộ cờ dành cho trẻ em cũng rất có ích cho bé, do khả năng giao tiếp giữa người chơi, sự liên tưởng, phán đoán trong quá trình chơi là khá cao.

Các bậc cha mẹ nên nhớ rằng sự giao tiếp của cha mẹ với bé là rất quan trọng, đừng để con chơi một mình. Hướng dẫn, giải thích và trao đổi cùng bé khi chơi là cách giúp bé thực hành ngôn từ vừa học ngay tại chỗ. Vì là học nói nên giao tiếp vẫn đóng vai trò quan trọng nhất, các loại đồ chơi dù đa dạng và phong phú như thế nào cũng chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho hoạt động giao tiếp sinh động và trực quan hơn.

Tự làm đồ chơi cho trẻ

Theo BS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, khi chọn lựa đồ chơi cho trẻ em, phụ huynh cần cân nhắc đến nhiều tiêu chí: chất liệu an toàn, không sơn, dán bằng các hóa chất độc hại và có chứng nhận cụ thể về chất lượng...

Đồ chơi tốt là đồ chơi an toàn và có độ khó nhất định để bố mẹ hướng dấn, tham gia chơi cùng trẻ

Gia đình rất quan trọng
Xét cho cùng, đồ chơi mà trẻ tiếp xúc có an toàn hay không phụ thuộc rất nhiều vào phụ huynh. Anh N.V.H, nhà ở quận Tân Bình, cho biết: “Con trai tôi có món đồ chơi là con quay bằng nhựa. Khi cháu chơi, con quay văng vào mặt tôi gây nên một vết rách sâu”. Anh chỉ vết sẹo ở đuôi chân mày phải và kể tiếp: “Lúc đó, tôi mới phát hiện con quay này được gắn những lưỡi kim loại rất bén xung quanh”. Thế nhưng, khi nói về các bánh răng sắc bén này, con trai anh H. vô tư: “Vậy mới chiến, mới chém con quay của bạn được”.

Theo ông Lương Trọng Bình, Hiệu trưởng Trường Mầm non 11 (Q3, TPHCM), thầy cô chỉ có thể quản lý trẻ trong thời gian ở trường. Đa phần thời gian của trẻ là ở bên gia đình nên việc tạo một môi trường an toàn cho trẻ ở gia đình là rất quan trọng.

Ông Bình cho biết việc phụ huynh dành thời gian chơi cùng con, làm đồ chơi cho con... bao giờ cũng là phương án tối ưu. “Khi ấy, không những trẻ có được một môi trường vui chơi thân thiện mà sự gần gũi với cha mẹ sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình thương, bảo đảm quá trình hình thành nhân cách”, ông Bình nói.

 Theo BS Đặng Hoàng Sơn, Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, khi trẻ mắc dị vật đường thở, cần nhanh chóng sơ cứu và đưa trẻ đến trung tâm y tế. Phương pháp sơ cứu là nắm hai chân dốc ngược trẻ xuống, vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai để tống dị vật ra ngoài...

Tại Trung tâm Chỉnh hình và Phục hồi chức năng trẻ tàn tật vận động TPHCM, nhiều loại đồ chơi phát triển trí tuệ đã được các kỹ thuật viên hoạt động trị liệu tìm mua ngoài thị trường để hỗ trợ cho việc phục hồi ở trẻ bại não, thương tật...

Kỹ thuật viên Trần Thị Quyên chỉ cho chúng tôi xem những dãy tủ chất đầy đồ chơi mà chị và các đồng nghiệp đã dày công lựa chọn, tích lũy nhiều năm qua và cho biết: “Các loại đồ chơi mà chúng tôi lựa chọn trước hết phải an toàn cho trẻ nhỏ, sau đó là đáp ứng được mục tiêu trị liệu”.

Các kỹ thuật viên nơi đây luôn lựa chọn những loại đồ chơi gỗ, đồ chơi nhựa có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đa phần là hàng có chứng nhận về chất lượng của các công ty trong nước.

Theo 1 chuyên gia về đồ chơi, một sản phẩm đồ chơi an toàn phải đạt được ba tiêu chí: phôi liệu, cơ lý và hóa lý. Sản phẩm phải làm bằng chất liệu tốt; nước sơn, keo dán, phụ gia là loại không chì; có hướng dẫn sử dụng cụ thể và ghi rõ dùng cho lứa tuổi nào....

 Tự làm đồ chơi cho trẻ
Đồ chơi an toàn thường có giá thành cao vì chi phí cho các nguyên vật liệu, hóa chất an toàn thường rất cao. Điều này gây khó khăn cho một số phụ huynh có thu nhập thấp và là vấn đề đau đầu của các trường mẫu giáo, nhà trẻ khi kinh phí trang bị đồ chơi theo quy định hiện nay khá hạn hẹp (50.000 đồng/trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ và 100.000 đồng/trẻ ở bậc mẫu giáo).

Một số trường mẫu giáo, nhà trẻ đã vượt qua khó khăn này bằng cách tự làm đồ chơi cho các em. “Đã là giáo viên mầm non thì phải biết làm đồ chơi. Khi thấy các em chơi và thích thú món đồ mình làm ra thì thật hạnh phúc”, ông Lương Trọng Bình cho biết.

Đồ chơi ngoài trời cho trẻ tự kỷ

Khi đồ chơi ngoài trời làm các em vui thú, chúng cũng còn mang lại lợi ích lớn. Từ trò chơi cò cò đơn giản đến những dụng cụ sân chơi phức tạp, đồ chơi ngoài trời cũng là cơ hội đào luyện các khả năng cần thiết nơi các em TK, giúp các em tiến bước đến nhiều mục tiêu huấn luyện khác nhau.

Khả năng vận động
Phát triển khả năng vận động là lãnh vực phát triển chậm hay phát triển không đều nơi các bé TK. Vật lý trị liệu thường đựơc sử dụng để hỗ trợ các khả năng vận động. Tuy nhiên, các kỹ thuật học từ các chuyên viên vật lý trị liệu cần được bám từ đầu đến khi có hiệu quả. Những món đồ chơi ngoài trời, nhắm đến khả năng vận động, có thể là dụng cụ tốt để đào luyện những gì bé học từ các buổi vật lý trị liệu. Các món cần bé trèo có thể tập cho bé khả năng vận động thô. Chơi thảy Frisbee có thể dậy bé phối hợp tay và mắt. Chơi bò trong lều túi khuyến khích bé bò nhằm vận động bắp thịt và phối hợp tứ chi.

Kích thích giác quan
Những hoạt động ngoài trời có thể đóng vai trò quan trọng trong trị liệu điều hòa cảm giác. Được sử dụng chủ yếu bởi các chuyên viên Tâm Vận Động nhằm giải quyết vấn nạn giác quan nơi trẻ TK, các phương pháp điều hòa cảm giác được dùng để tăng khả năng của não khi thẩm định các thông tin về giác quan. Trong vô số những đồ chơi ngoài trời có thể có lợi cho các bé rối loạn điều hòa cảm giác, có xích đu, vòng quay (xem hình), những món bé ngồi lên mà quay, chơi cát, và lưới nhảy.

Khả năng giao tế
Chơi đùa ngoài trời có thể sử dụng để hỗ trợ phát triển khả năng giao tế và bày tỏ. Những khiếm khuyết trong các khả năng này là biểu hiện chính của phổ tự kỷ. Khi các chuyển động kích thích trung tâm tiếng nói của não, trò chơi ngoài trời có lợi trong việc tăng tiến khả năng bày tỏ. Đồ chơi và dụng cụ sân chơi có thể khuyến khích bé hợp tác mà chơi, và tạo môi trường thư giãn cho bé học, thực tập và quan sát khả năng giao tế. Biết chờ đến luợt và cộng tác với bạn có thể, cũng như khả năng bắt chước, được dậy trong các trò như khúc côn cầu, đá banh, cò cò. Dụng cụ sân chơi có thể mời gọi được bé chơi chung với bạn, đặc biệt là những dụng cụ này rất có ích cho những bé hay lo âu sợ hãi trước trò chơi nhóm và hay trốn tránh.

Hỗ trợ cảm xúc và hành vi
Nhiều trẻ em TK diễn tả sự lo âu hoặc bị kích thích quá bằng cách phá phách, thực hiện những hành vi lập lại hoặc thái độ bạo lực. Những em khác lại trở nên vô cùng hiếu động, không thể ngồi yên dù chỉ một thời gian rất vắn. Các môn chơi ngoài trời có thể giúp đối diện với những vấn nạn này. Trẻ em nhiều năng lượng quá có thể tìm ra nơi giải thoát qua các trò như đạp xe đạp, bơi lội, trèo, hơn là có hành vi bất xứng. Trẻ em lo âu thường lại tìm thấy thư giãn bằng những món có chuyển động như phi ngựa, hay những món để các em ngồi lên mà di chuyển (xem hình, coutersy of www.backtobasictoys.com), hoặc xích đu.

 Những món đồ chơi được biến chế
Đồ chơi ngoài trời cho trẻ TK được chế tạo với chủ ý cho những em thiếu nhi cần giúp đỡ đặc biệt, được biến chế để thích hợp với nhiều mức độ phát triển cũng như khả năng thể lý. Thí dụ, bé nào không biết bám giữ, xích đu sẽ có dây cài để giữ an toàn. Dụng cụ sân chơi cũng được biến chế tương tự như cầu tuột, ống bò, cầu… Nhiều dụng cụ khác còn có bề  mặt sờ chạm khác nhau để thích hợp với nhu cầu cảm giác của bé. Một số dụng cụ khác có âm thanh, có đèn cho những bé thích kích thích thị giác và thính giác.

Chỉ để bé vui
Ngoài những ích lợi mang tính điều trị và sức khỏe tổng quát mà các món đồ chơi ngoài trời mang lại, chúng còn làm bé vui thú. Những hoạt động trong ngày của bé đã thật bận rộn, thời khóa biểu chặt chẽ giữa những giờ điều trị… Khoảng thời gian chơi tự do sẽ mang lại cho bé những giây phút thư thái sau những giờ khắc mệt mỏi, căng thẳng và bận rộn.

Cách lựa chọn đồ chơi an toàn cho trẻ

Không phải cứ đồ chơi đắt tiền là tốt. Trẻ nhỏ thường thích đồ chơi đơn giản, màu sắc sặc sỡ. Đôi khi bạn có thể tận dụng các đồ linh tinh trong gia đình cho trẻ chơi mà trẻ vẫn rất hài lòng. Bạn có thể chọn một số thứ trẻ thích, sau đó cất bớt đi, kể cả đồ chơi đã dùng rồi. Một thời gian sau đem ra cho trẻ chơi. Trẻ của bạn luôn thấy như mới và háo hức với đồ chơi của mình. Hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra tính năng của đồ chơi, loại ngay những món đồ chơi mà bạn không biết nó hoạt động như thế nào. Chỉ khi cảm nhận chắc chắn từng món đồ bạn lựa chọn là phù hợp với lứa tuổi và khả năng của cháu, bạn hãy quyết định mua. Cần thận trọng với các loại đồ chơi sau:
Đồ chơi dạng dây treo: Một số loại dây ở đồ chơi khiến cho trẻ khi nghịch có thể thít tay, chân hay thậm chí cả cổ, nếu nó đủ độ dài. Chỉ cũi và xe đẩy cần có dây treo bởi trẻ nhỏ đang ẵm ngửa hay mới tập đi nhất thiết phải có dây treo, dây buộc an toàn cho trẻ.
Đồ chơi nhỏ hay các bộ phận nhỏ của đồ chơi: Những đồ chơi nhỏ hay các bộ phận nhỏ của đồ chơi làm cho trẻ có thể cho vào miệng khi chơi. Điều đó rất nguy hiểm, có thể gây nghẹn, tắc cổ hay ngạt thở. Trẻ cũng có thể nhét các đồ chơi đó vào tai hoặc mũi. Vì thế, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi chơi những hạt bi ve, hạt xúc sắc, quả bóng nhỏ hay các bộ phận của đồ chơi. Thậm chí các con thú nhồi bông hay những đồ chơi bằng sắt cũng rất nguy hiểm nếu kích thước quá nhỏ, các bộ phận có thể tháo lắp được. Đối với thú có lông thì phải đảm bảo lông thú không rụng bay vào mắt mũi trẻ và các nguyên liệu nhồi bên trong đồ chơi không bị thoát ra ngoài.
Bóng: Bóng cũng là món đồ chơi đòi hỏi sự chú ý quan tâm của bạn khi trẻ chơi. Không bao giờ cho phép trẻ nhét bóng đã thổi vào mồm. Bóng bị xịt hay nổ có thể bất ngờ làm trẻ bị nghẹt thở. Đồ chơi dễ vỡ: Không nên cho trẻ em chơi những đồ chơi dễ vỡ khi kéo, giật, hay đập. Hãy chọn đồ chơi làm bằng chất liệu tốt, bền, mềm mại, không góc cạnh. Không nên để trong tầm tay trẻ nhỏ dưới 8 tuổi những món đồ chơi làm bằng thủy tinh làm trẻ chú ý.
Đồ lưỡi sắc, mũi nhọn: Không nên mua cho trẻ những đồ chơi có góc cạnh, sắc hay có mũi nhọn. Các mũi tên, ngọn phi tiêu cho trẻ lớn tuổi cũng cần được bịt cao su ở đầu hoặc bọc các đầu bảo vệ khác. Người lớn nên kiểm soát khi trẻ chơi không để trẻ nhét những đồ chơi đó vào trong người khi chạy nhảy.
Tiếng ồn: Một số đồ chơi như súng, ôtô gây tiếng ồn lớn có thể gây tổn thương đến thính giác của trẻ khiến cho trẻ hoảng sợ. Khi chọn mua đồ chơi, hãy xem mức độ âm thanh của đồ chơi đó có lớn quá đối với trẻ không.
Đồ chơi độc hại: hơi như pháo, hoa, phẩm mầu, hồ dán, keo và một số đồ gỗ hóa chất có thể gây độc hại cho trẻ.
Vật bay: Đồ chơi dùng để phi, bay hoặc bắn vào trong không khí có thể đâm vào đầu hoặc mắt trẻ. Trẻ trên 8 tuổi có thể chơi các loại đồ chơi này nhưng nên chơi ở ngoài trời nơi rộng rãi và nên có người lớn ở bên.
Đồ điện tử: Đồ chơi điện tử thường sử dụng nguồn điện đặc biệt nên phải cẩn thận. Khi trẻ chơi, nhất thiết phải có người lớn chơi cùng. Trẻ có thể bị điện giật hoặc bỏng khi chơi do không để ý đến nguồn điện hoặc ổ điện không an toàn. Trẻ dưới 8 tuổi không nên chơi các loại đồ chơi này.
Sử dụng đồ chơi cũ: Khi tận dụng lại các đồ chơi cũ, bạn hãy kiểm tra xem đồ chơi đó còn hoạt động tốt không và an toàn không. Có một số đồ chơi được các hãng tung ra sau đó được cảnh báo về tốc độ nguy hiểm của sản phẩm.

Thứ Tư, 10 tháng 11, 2010

Đồ chơi ghép hình giúp trẻ phát triển trí tuệ

Với những bộ đồ chơi ghép hình gồm nhiều chủ đề gắn liền trong cuộc sống hằng ngày sẽ giúp bé trên 1 tuổi nhận thức được các sự vật, hiện tượng của từng nhóm chủ đề nhất định một cách dễ dàng. Đồng thời kích thích giác quan và trí nhớ cho bé. Ở mỗi đồ vật đòi hỏi bé phải suy nghĩ và ghi nhớ để gọi tên, mô tả sự vật với những đặc trưng riêng biệt như màu sắc, hình dáng, âm thanh…

Trò chơi giản đơn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa giáo dục. Cha mẹ có thể dạy bé biết tên của từng đồ vật qua các con số đếm, những con sinh vật biển ngộ nghĩnh, hoa quả sinh động, các loài côn trùng… Không những giúp bé vừa được học, được chơi mà còn thắt chặt tình cảm giữa cha mẹ và con.

Bập bênh xe ngựa

Bập bênh xe ngựa đa năng là loại đồ chơi vận động dành cho trẻ em trên 18 tháng tuổi. Giúp trẻ phát triển toàn diện hơn khi dùng sức toàn thân để nhún và đẩy bập bênh. Đặc biệt bập bênh dễ dàng chuyển đổi thành dạng xe cho bé thỏa thích vui chơi.

Đồ chơi gỗ không xuất xứ dễ gây rủi ro

Đồ chơi gắn liền với sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ của trẻ ngay từ khi chào đời và là "miền ký ức" đẹp đẽ khi đã lớn. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ đang phải bận tâm, lo lắng quá nhiều về chất lượng của đồ chơi trẻ em hiện nay, với nhiều rủi ro khó lường, nhất là các chất độc hại.
Đồ chơi trẻ em từ siêu thị cao cấp đến các chợ bình dân lúc nào cũng phong phú, đa dạng... Song, phong phú là vậy, nhưng vẫn có không ít điều phải e ngại...
Chất lượng, thông tin "mơ hồ"
Đồ chơi cho trẻ em đều là hàng nhập ngoại, chủ yếu từ Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc thông qua các nhà phân phối. Thông tin chủ yếu được ghi bằng ngôn ngữ bản địa, trừ địa chỉ của nhà phân phối tại Việt Nam. Khi mua đồ chơi cho con các bậc cha mẹ nhiều khi cũng không quan tâm đến xuất xứ nên không biết được thông tin về chất lượng, thành phần vật liệu của đồ chơi, mà thường mua đồ chơi chiều theo ý của con.

Theo Ts. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết: Nếu đồ chơi làm từ nhựa, chưa qua xử lý có thể chứa nhiều chất độc hại, phụ gia tạo màu, tạp chất, axit kim loại độc. Trẻ dưới 36 tháng tuổi thường xuyên cho vào miệng trong thời gian dài có thể gây tai biến, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có nhiều thông tin xung quanh loại keo sử dụng trong đồ chơi bằng gỗ của Trung Quốc có chứa nhiều chất formaldehyde, một hóa chất gây ung thư cho người nếu ngửi mùi, hay tiếp xúc với nó. Rồi sơn có chứa nhiều chì trong một số loại đồ chơi khiến cho nhiều bậc cha mẹ lo lắng
Cách phân biệt không dễ
Cách phân biệt để người tiêu dùng mua hàng chủ yếu là "phán đoán". Hàng "Tầu" thì khỏi mua, còn chất độc hại? Điều này khiến ngưởi tiêu dùng không khỏi hoang mang, lo lắng nhưng cũng đành "bó tay" bởi không có cách nào để phân biệt được.
Như vậy, đồ chơi có yếu tố độc hại hay không người tiêu dùng cũng khó nhận biết, chỉ có những nhà sản xuất mới biết các sản phẩm của mình có đạt tiêu chuẩn chất lượng và cũng chỉ họ mới biết nó có thật sự an toàn cho trẻ. Vậy thì cách tốt nhất là...
... Kiểm soát ngay từ đầu
Ts. Phạm Duệ cho rằng: Hiện tại, chưa có cách xử lý nào hiệu quả các đồ chơi nếu có chứa chất độc hại. Cách vệ sinh đồ chơi phổ biến là khi mua về nên rửa đồ chơi bằng các chất tẩy rửa nhẹ hoặc xục vào máy ozon để khử trùng bề mặt và vệ sinh hằng ngày. Nhưng cách này chỉ là giải pháp tâm lý, chất độc hại khó có thể mất đi. Chúng cũng không đủ mạnh để gây nguy hiểm ngay lập tức hoặc có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể của trẻ, chỉ khi một thời gian dài sau đó mới có những biểu hiện hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe. Tốt nhất là cha mẹ hãy hạn chế không cho trẻ ngậm đồ chơi hoặc mút tay. Đồng thời, tránh xa những đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, đồ chơi nhập lậu.
Hiện nay, vì quan tâm đến sự phát triển của trẻ ngay từ nhỏ nên đồ chơi các gia đình mua rất nhiều cho con. Trong số đó, đồ chơi không rõ nguồn gốc, xuất xứ chiếm chủ yếu. Số lượng nhiều thì vệ sinh đồ chơi càng khó bởi vậy, ngay từ đầu để an toàn điều quan trọng nhất là phải cân nhắc khi chọn đồ chơi cho trẻ. Chọn những đồ chơi có xuất xứ rõ ràng, đọc kỹ hướng dẫn về tuổi của trẻ có ghi trên bao bì hoặc những lời cảnh báo. Ví như, đồ chơi chỉ dành cho bé từ 3 - 6 tuổi, tuyệt đối không sử dụng cho trẻ dưới 3 tuổi, nhưng với trẻ trên 3 tuổi mà có thói quen cho các đồ vật vào miệng thì những đồ chơi này vẫn gây nguy hiểm cần tránh tuyệt đối.
Đặc biệt, không mua những đồ chơi có nước (chủ yếu dạng nước công nghiệp), các hạt nhựa dẻo vì trẻ rất dễ làm vỡ hoặc nuốt khiến trẻ bị ngộ độc tức thì.
Ts. Phạm Duệ khẳng định các bậc cha mẹ cũng không nên lo lắng quá, bởi sau thời gian trẻ ngứa răng và cho mọi thứ vào miệng kéo dài không lâu, khi trẻ lớn hơn hành động "mất vệ sinh" sẽ mất theo. Đồng thời, để ngăn chặn cha mẹ cũng cần giúp trẻ hiểu rằng việc ngậm, mút đồ chơi là không tốt, tránh tạo thành thói quen cho trẻ khi chơi đồ chơi.
Chất độc hại từ đồ chơi với rủi ro khó lường, thì những thông tin khuyến cáo trên nhắc nhở bậc cha mẹ - người "giám hộ" của con biết kiểm soát đồ chơi từ khi mua đến khi cho trẻ tiếp xúc để những nguy cơ tiềm ẩn không có điều kiện xảy ra và ảnh hưởng đến sức khỏe và tương lại sau này của trẻ.

Tràn lan đồ chơi từ Trung Quốc không dán tem hợp chuẩn

 Đồ chơi trẻ em bày bán tràn lan, hầu hết đều ghi xuất xứ từ Trung Quốc nhưng không dán tem hợp chuẩn.

      Dịch vụ trò chơi trực tuyến phải cách cổng trường 200m
      Bán pháo nổ trái phép cho học sinh
      Tiêu huỷ hàng ngàn đồ chơi bạo lực

Ngày 25/5, ông Trương Công Tuyến, Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn chất lượng (Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Đà Nẵng) cho biết, sau hơn một tháng từ ngày quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em có hiệu lực, hiện hầu hết các mặt hàng đồ chơi trẻ em trên địa bàn TP vẫn chưa được dán tem hợp quy chuẩn chất lượng.

Theo ông Tuyến, Chi cục đã gửi thông báo về quy định mới này và hướng dẫn cụ thể hơn 70 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đồ chơi trẻ em trên địa bàn đăng ký, thử nghiệm mẫu và dán tem hợp quy cho sản phẩm.

Tuy nhiên, tại nhiều cửa hàng và một số chợ lớn đã phát hiện đồ chơi trẻ em hầu hết ghi xuất xứ Trung Quốc, bày bán tràn lan nhưng không có tem hợp quy. Đồ chơi trẻ em ở các cửa hàng nhỏ lẻ gần trường học thậm chí không có nhãn phụ tiếng Việt và hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng nên khó đoán được nguồn gốc.

Hiện doanh nghiệp được tiếp tục kinh doanh đồ chơi trẻ em còn tồn trước ngày 15/4 cho đến khi hoàn thành chứng nhận hợp quy, gắn dấu CR. Sau ngày 15/9, Chi cục sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh đồ chơi trẻ em không dán tem CR (tem mới).